Hầu hết bất cứ người mẹ nào khi sinh con đều có bản nặng rặn đẻ cơ bản. Tuy nhiên để quá trình vượt cạn diễn ra an toàn và thành công thì việc biết được cách rặn đẻ chính xác là điều vô cùng cần thiết. Vậy bạn đã biết cách rặn đẻ mà mẹ bầu cần biết chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của phongkhamana để hiểu rõ hơn nhé!
Lý do vì sao mẹ bầu cần biết cách rặn đẻ?
Nếu như trước đây người ta thường quan niệm rằng sinh đẻ là bản năng vốn có của phụ nữ và không cần học hỏi thì bạn hoàn toàn sai rồi đấy. Vào quá trình chuyển dạ, nếu được học cách rặn đẻ đúng sẽ giúp ca sinh dễ dàng và bác sĩ đỡ vất vả hơn. Như vậy sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm sau sinh cho mẹ và bé.
Việc học này cần được tiến hành càng sớm càng tốt chứ không thể đợi đến lúc sinh mới học. Thông thường quá trình chuyển dạ sẽ chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xuất hiện những cơn đau nhẹ và lặp lại từng nhịp. Cổ tử cung lúc này chỉ mở 1 – 3 cm cho đến lúc mẹ bầu gặp những cơn đau mạnh và kéo dài nghĩa là cổ tử cung đang mở dần từ 4 – 9 cm.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này, cổ tử cung đã mở tới 10 cm. Bác sĩ tiến hành gắn một số thiết bị để theo dõi con gò và tim thai. Trong trường hợp thực sự cần thiế, bác sĩ sẽ điều chỉnh cơn gò sao cho thích hợp.
Mẹ bầu có nên học cách rặn đẻ không
Cách rặn đẻ mà mẹ bầu cần biết
Để quá trình sinh con thuận lợi và an toàn, bạn hãy học theo cách rặn đẻ mà phòng khám phụ sản Ana chia sẻ dưới đây.
Bước 1: Tư thế nằm
Mẹ bầu sẽ nằm kê cao đầu ở góc 45 độ, mông nâng một chút và 2 tay nắm vào 2 càng của bàn sinh càng chặt càng tốt. Đồng thời 2 chân cũng đạp mạnh vào giá đỡ, lưng nằm áp sát vào bàn sinh.
Bước 2: Bình ổn nhịp thở
Để dưỡng sức và chuẩn bị tinh thần trước khi rặn đẻ, các mẹ bầu cần chú ý điều hòa nhịp thở của mình. Đừng la hét, kêu gào mà hãy cố gắng hít thở sâu để làm dịu các cơn gò.
Bước 3: Hít thở khi cơn gò tử cung đến
Khi đã cảm nhận được cơn gò từ tử cung, mẹ bầu hãy hít một hơi thật dài rồi thở ra từ từ bằng miệng. Cứ mỗi lần hít thở hãy dùng hết sức để rặn. Khi hơi dồn xuống bụng, miệng không được mở ra, cũng không được phát ra bất kỳ âm thanh nào để bảo tồn sức lực.
Xem thêm:
Top 10 bệnh phụ khoa ở nữ giới và cách phòng ngừa cho nàng
Siêu âm trước sinh và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Bước 4: Nghỉ 50 – 60 giây sau mỗi nhịp rặn đẻ
Cách rặn đẻ mà mẹ bầu cần biết chính là học cách lấy lại sức lực sau mỗi nhịp cố gắng rặn. Cứ cách một nhịp, mẹ bầu sẽ nghỉ trong 60 giây để tập trung lại sức và chờ đợi con gò kế tiếp.
Mẹ bầu nên giữ vững tinh thần và bình ổn nhịp thở trước và trong khi sinh
Bước 5: Em bé ra đời
Cứ thực hiện đều đặn mỗi lần hít thở với động tác rặn đẻ sẽ giúp em bé ra đời một cách tự nhiên. Bác sĩ không cần hỗ trợ hoặc sử dụng dụng cụ nào mà chỉ cần nhịp nhàng kết hợp giữa các yếu tố lực rặn của mẹ, lực của cơn gò cùng lực đẩy của bác sĩ.
Khi thấy đầu em bé ở cửa âm đạo, bác sĩ chủ động kéo thân người, mông và chân tay của bé ra. Nếu cửa mình nhỏ mà em bé quá tó, bác sĩ buộc phải thực hiện một số thủ thuật để giúp em bé chào đời an toàn.
Những lưu ý cần biết khi mẹ bầu rặn đẻ
- Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thật tốt, cố gắng giữ vững hơi thở đều đặn, có như vậy cuộc vượt cạn mới thành công. Nếu bị mất sức hãy báo ngay với bác sĩ để được trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn lại cách lấy hơi và hỗ trợ những vấn đề khác.
- Với những người sinh con lần đầu sẽ được bác sĩ cắt tầng sinh môn để làm ống âm đạo mở rộng, em bé cũng vì thế dễ chào đời hơn mà lo sợ sang chấn. Đồng thời việc này có thể hạn chế được tình trạng rách tầng sinh môn bởi sự tổn thương cơ vòng ở hậu môn.
- Những bà mẹ sinh con lần đầu tiên sẽ mất khá nhiều thời gian, trung bình từ 30 – 40 phút và chia thành nhiều đợt trước khi xổ thai. Với lần mang thai sau thì thời gian rút ngắn chỉ còn 20 – 30 phút.
- Y tá sẽ thực hiện hút nhớt ở mũi và miệng khi em bé mới ra đời, đồng thời kích thích cho bé khóc, thờ đều và tiến hành vệ sinh sạch sẽ rồi kẹp cắt rốn. Sau đó sẽ được tiếp da với mẹ hoặc bố.
- Cuối cùng sẽ đến bước sổ nhau. Bác sĩ đỡ nhau và khâu vết cắt ở tầng sinh môn cho người mẹ.
Rặn đẻ đúng cách sẽ giúp sức khỏe của mẹ và bé được đảm bảo
Kết luận
Chúng ta có thể thấy được quá trình mang thai và sinh con không chỉ khiến tâm lý bị thay đổi mà còn khiến ngoại hình của người mẹ biến đổi theo. Vậy nên việc chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết trong thời gian mang thai và chăm sóc em bé khi chào đời là việc rất cần thiết.
Với các dịch vụ chăm sóc thai sản như: khám thai định kỳ, chữa viêm phụ khoa, điều trị viêm niệu đạo, đo độ mờ da gáy…tại phòng phám phụ sản Ana sẽ mang đến cho bạn một quy trình toàn diện cho mẹ và bé. Trong thời gian mang bầu, người mẹ sẽ được các bác sĩ chuyên nghiệp tại đây tư vấn và chia sẻ những kinh nghiệm về cách rặn đẻ mà mẹ bầu cần biết cũng như các kỹ năng giúp người mẹ sinh con an toàn.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com