Tiểu nhắt khi có thai – Nguyên nhân và cách xử lý

Khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết, cân nặng và hình dáng. Trong đó hiện tượng tiểu nhắt khiến mẹ bầu rất khó chịu. Vậy tiểu nhắt khi có thai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng phongkhamana tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin sau nhé!

Hiện tượng tiểu nhắt khi có thai là gì?

Tiểu nhắt là hiện tượng thường gặp hầu hết ở phụ nữ mang thai. Đây là dấu hiệu cho bạn biết rằng thai kỳ của mẹ bầu đã bắt đầu. Khi có thai, tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ cao gấp 3 lần so với ngày thường.

tieu nhat khi co thai 1

Tiểu nhắt là hiện tượng thường gặp khi mang thai

Nhưng tiểu nhắt được xem là bình thường với một tần suất ổn định, nếu vượt quá thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nên phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý tới vấn đề này.

Nguyên nhân gây tiểu nhắt cho bà bầu

Tiểu nhắt khi có thai là hiện tượng bình thường nhưng có thể là bất thường khi xác định đúng nguyên nhân gây ra.

Xem ngay:  Bóc u xơ tử cung có mất máu nhiều không

Áp lực lên bàng quang

Khi cơ thể mang thai, trọng lượng và kích thước cơ thể sẽ ngày một tăng lên khi em bé ngày một phát triển. Tùy vào từng thời điểm mà số lần đi tiểu của bà bầu sẽ thay đổi theo. Cụ thể:

  • Vào 3 tháng giữa thai kỳ: Kích thước tử cung tăng nhưng vì có sự nâng đỡ của xương chậu nên không gây nhiều áp lực lên bàng quang. Vì thế nhu cầu đi tiểu cũng giảm xuống.
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ: Lúc này em bé đã xoay đầu và chuẩn bị ra đời nên gây một lực lớn áp lực lên bàng quang khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn.

Dư thừa chất lỏng

Lượng máu trong thời kỳ mang thai sẽ tăng cao tới 50% so với lúc bình thường. Thế nên buộc thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc và đào thải chất lỏng dử thừa ra ngoài. Điều này khiến lượng nước tiểu tăng lên và khiến thai phụ đi tiểu thường xuyên.

Nội tiết tố thay đổi

Chính sự hoạt động của hóc môn hCG trong thai kỳ làm bà bầu đi tiểu nhắt khi có thai. Hóc môn này khiến lượng máu chảy về nhiều hơn ở thận, tử cung và vùng chậu. Bàng quang vì thế bị chèn ép và làm tăng nhu cầu đi tiểu.

Bàng quang hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng

Nếu cơ thể thai phụ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang không sớm điều trị dứt điểm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả là bà bầu đi tiểu nhiều, nước tiểu kèm máu, nóng rát hay cảm thấy đau đớn khi tiểu. Nguy hiểm hơn tình trạng này có thể khiến sảy thai hoặc sinh non.

Xem ngay:  Thủng cùng đồ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

tieu nhat khi co thai 2

Thai nhi càng lớn sẽ càng gia tăng lực ép lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều

Xem thêm:

Khắc phục tình trạng tiểu nhắt khi có thai

Để hạn chế việc đi tiểu nhiều mà vẫn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Trước khi ngủ không uống quá nhiều nước

Trước giờ đi ngủ nên hạn chế nạp chất lỏng vào cơ thể nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước. Chuyên gia cho rằng mỗi phụ nữ mang thai có thể uống khoảng 8 – 10 ly nước lọc hoặc các loại đồ uống khác mỗi ngày cho các hoạt động sống của cơ thể.

Nhìn vào nước tiểu bạn có thể biết được bản thân đã uống đủ nước hay chưa. Nếu màu nước tiểu vàng nhạt hoặc trong, chứng tỏ đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu đục hoặc vàng đậm thì bạn phải bổ sung thêm lượng nước cần uống mỗi ngày.

Không sử dụng các sản phẩm có tác dụng lợi tiểu

Tiểu nhắt khi có thai là hiện tượng bình thường. Trong thai kỳ bà bầu cần tránh sử dụng các loại nước có công dụng lợi tiểu như nước ngọt, cà phê, trà…

Hết sức chúi người về phía trước khi đi tiểu

Khi đi tiểu, bạn hãy cố gắng chúi người về phía trước để tạo lực ép lên bàng quang. Như thế lượng nước tiểu trong bàng quang sẽ bị ép hết ra ngoài, điều này cũng kéo giãn khoảng cách thời gian dài hơn giữa các lần đi tiểu.

Xem ngay:  Dấu hiệu bệnh sùi mào gà và cách phòng ngừa hiệu quả

Khi có nhu cầu cần đi tiểu ngay

Nếu có cảm giác buồn tiểu, hãy đi ngay chứ không được nhịn. Lý do là vì việc nhịn tiểu lâu ngày sẽ làm cơ sàn chậu bị suy yếu và kết quả là tiểu không tự chủ. Tốt nhất là khi có nhu cầu thì cứ đi.

tieu nhat khi co thai 3

Nên đi tiểu trước khi ngủ để giảm thiểu tình trạng tiểu nhắt khi có thai

Đi tiểu trước khi ngủ

Trước khi lên giường đi ngủ nên cố gắng đi tiểu. Lưu ý rằng nhà vệ sinh hay quãng đường tới nhà vệ sinh phải kê tấm lót chống trơn trượt, không chứa vật cản và cần có đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.

Tập Kegel

Phụ nữ mang thai thực hiện tập Kegel sẽ giúp cơ sàn chậu được khỏe mạnh, chống đỡ được sức nặng của thai nhi giúp giảm thiểu chèn ép lên bàng quang.

Mặt khác bài tập này rất đơn giản, có thể thực hiện bất cứ lúc nào và rất hiệu quả với những người sau sinh muốn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Như vậy tiểu nhắt khi có thai là một hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cũng nên kiểm tra và xác định xem việc đi tiểu nhiều là do mang thai hay vì mắc bệnh lý để sớm có phương pháp xử lý.

Ngoài ra để quá trình mang thai an toàn và khỏe mạnh, hãy tìm cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín, nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn và cung cấp các dịch vụ chất lượng như: khám thai định kỳ, soi cổ tử cung, xét nghiệm tiền sản, HPV định tuýp

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: phongkhamana@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *