Tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì – Những kinh niệm cần nắm

Điều mong muốn lớn nhất của mẹ bầu là bình an đón con chao đời, thế nên trong suốt quá trình thai nghén họ luôn được chăm sóc một cách đặc biệt. Nhất là khi bước vào tháng mang thai thứ 9, cơ thể người mẹ càng nặng nề và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động. Vậy tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì? Hãy cùng phongkhamana tìm hiểu rõ hơn nhé!

Những thay đổi của người mẹ trong tháng cuối thai kỳ

Tăng cân có thể xảy ra đối với một số mẹ bầu, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị giảm cân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu của việc giảm sản xuất nước ối.

Hầu như, vào giai đoạn này tất cả mẹ bầu đều rất công kềnh, to và trở nên phù nề hơn. Chỉ cần sinh xong mẹ kiên trì rèn luyện thể thao và có chế độ ăn uống khoa học sẽ trở lại như bình thường.

Bầu ngực to, nhiều sữa và trở nên mềm hơn. Đồng thời tuyến vú rỉ ra nhiều sữa hơn. Dấu hiệu này cho thấy đã sẵn sàng để đón chờ con yêu ra đời.

thang cuoi thai ky can luu y gi 1

Vào tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý điều gì

Người mẹ thường xuyên phải đi tiểu. Càng gần cuối thai kỳ, tần suất đi tiểu của mẹ bầu càng tăng. Trọng lượng của bé càng tăng sẽ tạo áp lực lớn lên bàng quang, vì thế sẽ thôi thúc người mẹ đi tiểu nhiều hơn.

Xem ngay:  Thai bao nhiêu tuần thì có tim thai

Cơ thể mẹ rất dễ mệt mỏi vào tháng cuối mang thai, nhưng với một số mẹ khác sẽ có cảm giác tràn đầy năng lượng. Số lượng cân nặng của bé sẽ tăng lên, khiến người mẹ càng cần nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Cảm giác phù nề cũng theo đó xuất hiện nhiều hơn. Bàn chân và mắt cá chân của mẹ sưng to, mặt cũng trở nên phúng phính hơn nhiều.

Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm:

Tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì?

Như chúng ta biết rằng, càng đến ngày sinh cơ thể người mẹ càng có nhiều thay đổi. Để giúp mẹ vượt cạn thành công, chú ý tới những vấn đề dưới đây:

Không nên nằm nhiều

Cơ thể mẹ bầu nặng nề rất dễ mệt mỏi và chỉ muốn nằm nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng người mẹ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ. Điều này sẽ giúp người mẹ sinh dễ dàng hơn.

Không tự ý kích thích núm vú

Khi bé gần chào đời, nhất là vào tháng cuối thai kỳ. Ngực sẽ căng phồng và luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa. Bạn có thể thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng để làm giảm sự căng tức ngực.

Xem ngay:  Tác hại khi mẹ bầu thiếu Iot và những cách bổ sung hiệu quả

Nhưng không được kích thích núm vú, vì hành động này có thể khiến hóc môn oxytocin bị giải phóng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Rất nguy hiểm đối với em bé chưa đủ tháng.

thang cuoi thai ky can luu y gi 2

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào tháng cuối thai kỳ

Vệ sinh âm đạo đúng cách

Tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì? Mặc dù vệ sinh âm đạo trong suốt thai kỳ là việc không thể tránh khỏi, nhưng vào những tháng cuối, chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế để tránh gây tổn tương và khiến vi khuẩn xâm nhập. Mẹ bầu nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc sử dụng nước sạch để vệ sinh sạch sẽ.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Có thể nói cơ thể thai nhi đã ổn định và hoàn thiện vào tháng cuối thai kỳ nên mẹ bầu thuận lợi hơn trong việc ăn uống. Nhưng không vì thế mà ăn uống bừa bãi, sai khoa học.

Tốt nhất nên ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm tươi sống vì chúng chứa những loại ký sinh trùng hoặc vi khuẩn nhiễm khuẩn tác động đến sức khỏe của bé và mẹ.

Không nên đi xa

Khi mang thai đủ 37 tuần, bé có thể chào đời bất cứ vào lúc nào. Và để tránh gặp phải những tình trạng không mong muốn, mẹ bầu không nên di chuyển xa. Việc di chuyển này sẽ khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi và không tốt với thai nhi.

Xem ngay:  Mẹ bầu hỏi - Ana trả lời: “Đi khám thai nhiều có tốt không?”

Nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh

Không phải em bé nào cũng chào đời chính xác vào ngày dự sinh. Vậy nên biết được những dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chuẩn bị. Khi gặp những dấu hiệu này, chứng tỏ thời điểm sinh con sẽ không còn lâu nữa.

  • Bụng tụt xuống trước ngày sinh một tuần.
  • Cổ tử cung giãn mở tùy vào sức khỏe và cơ thể của từng người.
  • Đau lưng và chuột rút nhiều hơn. Tử cung và cơ vùng xương chậu bị kéo căng để chuẩn bị cho bé chào đời.
  • Dịch âm đạo tiết nhiều hơn. Khoảng trước ngày sinh một tuần dịch âm đạo sẽ tiết ra màu đỏ hồng.
  • Cơn co xuất hiện nhiều và lặp lại với một thời gian nhất định. Cứ 5 phút mỗi cơn co thắt sẽ xảy ra một lần, lúc này mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay.

thang cuoi thai ky can luu y gi 3

Nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh để chủ động trong việc đón em bé chào đời

Trên đây là những chia sẻ của phongkhamana về vấn đề tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe của mẹ và bé.

Bên cạnh đó, hiện tại phòng khám sản phụ khoa Ana đang cung cấp một số dịch vụ như: khám thai định kỳ, siêu âm đầu dò âm đạo, đo độ mờ da gáy…Để biết thêm chi tiết và hiểu rõ hơn về các dụ này, hãy sớm liên hệ với chúng tôi nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: phongkhamana@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *