Mang thai là thiên chức tuyệt vời của phụ nữ. Để chào đón một đứa con ra đời, họ phải trải qua một quãng thời gian dài chăm sóc để nuôi dưỡng thành hình. Và chứng trầm cảm khi mang thai cũng vì thế mà xuất hiện. Vậy trầm cảm mang thai là gì? Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai là gì? Hãy cùng phongkhamana tìm hiểu rõ hơn nhé!
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Trầm cảm là một chứng bệnh liên quan đến cơ thể và tâm trí, thậm chí là ảnh hưởng tới các vấn đề thể chất và tình cảm. Những người bị trầm cảm luôn cảm thấy cuộc sống bế tắc, khó khăn và muốn giải thoát.
Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý vô cùng nguy hiểm
Tùy vào tình trạng và cảm xúc của từng người mà biểu hiện trầm cảm ở mỗi người sẽ không giống nhau. Trầm cảm khi mang thai không những gây ảnh hưởng đến mẹ bầu về các phương diện thể chất, tình cảm, tâm trí mà còn khiến thai nhi bị ảnh hương nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Bệnh trầm cảm khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
Hóc môn thay đổi
Cơ thể người mẹ trong lúc mang thai sẽ có sự thay đổi nhiều về nội tiết tố Estrogen. Điều này khiến tâm lý và cảm xúc bị rối loạn, mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn và thường có những suy nghĩ tiêu cực tự bản thân nghĩ ra. Nếu không sớm được giải tỏa và để tích tụ lâu ngày sẽ bị trầm cảm.
Do di truyền
Một số nghiên cứu cho thấy trầm cảm do AND gây ra. Nếu gia đình đã từng có người mắc bệnh thì khả năng cao thai phụ cũng dễ bị trầm cảm. Tốt nhất cần tìm hiểu kỹ để chuẩn bị tâm lý thật kỹ để phòng tránh bệnh.
Chưa chuẩn bị tâm lý làm mẹ
Nếu có thai ngoài kế hoạch và kết hôn khi còn trẻ sẽ khiến mẹ bầu chịu áp lực lớn về tâm lý. Bản thân họ chưa từng nghĩ hoặc sẵn sàng với vai trò mới.
Hoặc cuộc sống gây ra cho họ quá nhiều phiền toái như tài chính, công việc, các mối quan hệ xã hội…Từ đó khiến thai phụ căng thẳng, lo lằng và dễ bị trầm cảm.
Thai nhi có vấn đề
Trường hợp thai nhi gặp phải một số vấn đề như bị dị tật, chậm phát triển, suy thai, động thai sẽ làm thai phụ lo nghĩ nhiều hơn. Bản năng của người mẹ khiến họ lo lắng, suy nghĩ tiêu cực và khiến trí não cũng như tâm lý của trẻ bị tổn thương.
Gặp khó khăn về tài chính
Nuôi con không dễ, nhất là với việc phải tự tay chăm lo tất cả mọi thứ liên quan đến con. Đặc biệt với những thai phụ gặp khó khăn về tài chính thì càng phải lo lắng nhiều hơn.
Trầm cảm gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu
Với suy nghĩ không có tiền, sợ con mình sinh ra không bằng con người ta…Những suy nghĩ này không ngừng xuất hiện và đeo bám khiến thai phụ dễ dàng bị trầm cảm.
Xem thêm:
Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai không dễ phát hiện nếu không quan sát kỹ. Dưới đây là những biểu hiện thai phụ bị trầm cảm:
- Không thể tập trung, khả năng tập trung kém, tâm trạng thay đổi đột ngột, luôn lo lắng về sức khỏe và sự an nguy của con, hay hoang mang, cáu kỉnh không rõ nguyên do…
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống, năng lượng cạn kiệt và thậm chí bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Lúc thì thèm ăn lúc thì không thiết tha ăn gì.
- Cảm thấy phiền chán với sự đụng chạm, gần gũi của chồng, mất hứng thú với chuyện tình dục. Không có ham muốn hoặc thích thú với bất cứ điều gì.
- Tự suy nghĩ, tự khóc khi không rõ nguyên do.
- Có xu hướng tự cô lập bản thân với mọi người, thu mình không muốn tiếp xúc với người thân, bạn bè.
Điều trị trầm cảm khi mang thai bằng cách nào?
Muốn tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, thai phụ cần được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Hiện có hai phương pháp thường được áp dụng với mẹ bầu bị trầm cảm đó là:
Phương pháp điều trị tâm lý
- Bác sĩ tư vấn, tâm sự với bệnh nhân nhằm loại bỏ hết các nguy cơ gây bệnh thông qua suy nghĩ, hành vi và lối sống.
- Hướng suy nghĩ của bệnh nhân tập trung vào bản thân. Thay vì dọn dẹp, lau nhà thì mẹ bầu hãy đi dạo, đọc sách, mua sắm…
- Khuyên người bệnh luôn mở lòng tâm sự tất cả những vấn đề bản thân gặp phải với chồng, người thân và bạn bè để tạo được cảm giác chia sẻ.
- Luôn tìm đọc và xem những thứ bổ ích có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ để xua đi những tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực.
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để điều chỉnh lại tâm trạng khi mang thai.
Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực, rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe
Dùng thuốc điều trị
- Trường hợp nặng không thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý. Bác sĩ buộc phải kê đơn thuốc, tuy nhiên sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cón thể gây nên những tác dụng phụ như tiền sản giật, vỡ ối sớm, đẻ non, tăng đường huyết…
- Tất cả thuốc sử dụng điều trị trầm cảm đều phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về sử dụng.
Với những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai mà phongkhamana chia sẻ trên đây. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như điều trị khi mắc phải.
Ngoài ra nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín với đầy đủ các dịch vụ như: Điều trị viêm ống dẫn trứng, điều trị u nang buồng trứng, điều trị viêm cổ tử cung, thu nhỏ âm đạo,…Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com