Dấu hiệu động thai và cách xử lý hiệu quả

Trong suốt thai kỳ, bất cứ người mẹ nào cũng muốn trải qua khoảng thời gian thuận lợi cho đến lúc em bé chào đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì những nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu bị động thai. Việc này không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy bạn đã biết dấu hiệu động thai và cách xử lý như thế nào chưa? Hãy cùng phongkhamana tìm hiểu rõ hơn nhé!

Động thai là gì?

Động thai còn được gọi là hiện tượng dọa sảy thai, triệu chứng này rất phổ biến trong thời gian mang thai, nhất là vào thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ).

dau hieu dong thai va cach xu ly 1

Động thai là dấu hiệu nguy hiểm thai phụ cần chú ý

Nếu không sớm phát hiện và xử lý kịp thời, động thai có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị động thai.

Nguyên nhân động thai ở thai phụ

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu động thai và cách xử lý, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này. Theo đó tùy vào thời gian mang thai mà nguyên nhân gây động thai sẽ khác nhau. Cụ thể:

Xem ngay:  Cách chọn áo ngực cho bà bầu chuẩn nhất

3 tháng đầu thai kỳ

  • Có thai khi người mẹ đã lớn tuổi.
  • Mẹ bị mắc bệnh tiểu đường.
  • Nhau thai xuất hiện những bất thường
  • Mẹ lạm dụng quá nhiều thuốc lá và đồ uống có nồng độ cồn/
  • Mỗi ngày dùng vượt quá 200mg caffeine.
  • Thai nhi hay bào thai có những bất thường về nhiễm sắc thể hoặc gen.

3 tháng giữa thai kỳ

  • Mẹ bị cao huyết áp.
  • Người mẹ mắc một số bệnh như: ban đỏ, thận, sốt rét, Rubella…
  • Mẹ bị tiểu đường nhưng chưa được kiểm soát.
  • Bị ngộ độc thực phẩm
  • Tuyến giáp gặp một số vấn đề.
  • Sốt xuất huyết.
  • Mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Nhiễm trùng cơ hội hoặc nhiễm trùng vì mắc HIV.

Tham khảo thêm:

Những dấu hiệu động thai và cách xử lý

Dấu hiệu bị động thai

Đau bụng kèm theo máu đỏ hoặc dịch nhầy ở âm đạo

Vào 3 tháng đầu thai kỳ, đôi lúc sẽ xuất hiện những cơn đau tức bụng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Nhưng trường hợp thai phụ có cảm giác đau tức bụng dưới và kéo dài trong vài ngày.

dau hieu dong thai va cach xu ly 2

Dấu hiệu khi bị động thai là những cơn đau bụng dưới dai dẳng

Cộng với đó là cảm thấy nhức mỏi thắt lưng nghiêm trọng và kèm theo máu, dịch nhầy chảy ra từ âm đạo thì phải lập tức đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

Xem ngay:  Xét Nghiệm Tiền Sản Giật Như Thế Nào?

Cơn co thắt trong tử cung

Tương tự như việc đau bụng, trong suốt thai kỳ mẹ bầu không thể tránh khỏi những cơn co thắt bên trong tử cung. Đặc biệt các cơn co này mạnh và nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng nếu gặp phải những cơn co bất thường và xảy ra trước tuần thai thứ 20 thì có thể đây là dấu hiệu của việc bị động thai. Đừng chủ quan mà hãy lập tức đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé nhé.

Chỉ số HCG

Một trong những dấu hiệu động thai và cách xử lý mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là dựa trên những thông số HCG.

Khi nồng độ HCG xuất hiện những chỉ số bất thường như không tăng lên theo tuổi thai thì khả năng cao mẹ bầu đã bị động thai. Để biết chính xác, bác sĩ sẽ cho tiến hành siêu âm để sớm phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Cách xử lý khi bị động thai

Khi bị động thai, mẹ bầu cần bình tình để đảm bảo không gây nguy hiểm cho em bé. Cụ thể:

  • Nằm nghỉ ngơi ngay lập tức: Khi có dấu hiệu động thai, mẹ bầu hãy dừng tất cả mọi công việc nặng nhọc hoặc việc làm khiến đầu óc căng thẳng.
  • Tới cơ sở y tế thăm khám: Lập tức mẹ bầu cần tới phòng khám để được bác sĩ cho siêu âm và kiểm tra tình trạng của thai nhi.
  • Không xoa bóp bụng: Tuyệt đối không được đấm lưng, xoa bóp bụng hoặc vê đầu vú vì có thể khiến tử cung co bóp làm tăng nguy cơ sảy thai.
Xem ngay:  Quy trình quản lý thai sản mẹ bầu cần nắm rõ để mẹ khỏe con cưng

dau hieu dong thai va cach xu ly 3

Tránh xa các chất kích thích để phòng tránh tình trạng động thai

  • Tránh xa các chất kích thích: Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu không được sử dụng các chất kích thích có hại với thai nhi như bia, rượu, thuốc lá, ma túy…
  • Không quan hệ tình dục khi động thai: Động thai là thời điểm vô cùng nguy hiểm và nhạy cảm. Mẹ bầu cần tránh các hoạt động có thể tác động đến thai nhi như quan hệ tình dục.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Nên ăn những món ăn tốt cho tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, trái cây và tránh các món sống khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Nằm đúng tư thế: Nằm đúng tư thế sẽ hạn chế được sức ép lên bụng. Mẹ bầu hãy nằm nghiêng về bên trái, chân phải hơi gập lại và duỗi thẳng thẳng chân trái là tốt nhất.
  • Giữ tâm lý luôn thoải mái: Việc giữ được tinh thần thoải mái, thư giãn trong suốt thai kỳ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Không nên suy nghĩ nhiều hay lo âu gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Với những chia sẻ trên đây của phongkhamana về dấu hiệu động thai và cách xử lý cho mẹ bầu. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cần thiết giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe xuyên suốt thai kỳ.

Hiện Ana là một trong những phòng khám uy tín và an toàn khi cung cấp các dịch vụ cho mẹ bầu như: Xét nghiệm Thinprep, Pap’s thường – Cổ điển, xét nghiệm Liquid Prep, xét nghiệm tiền sản

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: phongkhamana@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *