Sa giãn tầng sinh môn là gì? Có nên thực hiện thu hẹp tầng sinh môn

Hầu hết các chị em sau sinh đều đối mặt với những vết khâu tầng sinh môn mất thẩm mỹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn khiến chất lượng quan hệ tình dục giảm xuống. Vậy sa giãn tầng sinh môn là gì? Vì sao bị sa giãn tầng sinh môn? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây của phongkhamana để hiểu rõ hơn nhé!

Sa giãn tầng sinh môn là gì?

Sa giãn tầng sinh môn là hiện tượng bàng quang với niêm mạc thành trước âm đạo và thành sau của âm đạo kéo theo trực tràng bị sa xuống khi ngồi xổm quá lâu hoặc dùng sức rặn.

Mặc dù bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến tâm sinh lý của chị em bị thay đổi, thậm chí nhiều người còn bị stress.

sa gian tang sinh mon 1

Sa giãn tầng sinh môn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của chị em

Vì sao bị sa giãn tầng sinh môn sau sinh?

Tầng sinh môn ở trạng thái bình thường dài khoảng 1,5cm và độ đàn hồi trong khoảng 3 – 5cm. Khi sinh, tầng sinh môn mở tối đa 10cm và rất khó để quay về trạng thái như ban đầu.

Trong những trường hợp thai nhi có đầu quá lớn, sinh ngôi mông, có dấu hiệu suy thai hoặc thai phụ có khả năng bị rách cơ vòng hậu môn. Bác sĩ buộc phải rạch một đường ngắn ở tầng sonh môn để em bé dễ dàng chui ra.

Xem ngay:  Bệnh tim bẩm sinh ai ở tuổi nào cũng có thể bị! Bạn đã biết chưa?

Việc cắt rạch tầng sinh môn có thể tác động đến nút thớ ở đáy chậu khiến sa giãn tầng sinh môn sau này. Từ đó mất luôn khả năng co lại bình thường.

Triệu chứng thường gặp khi bị sa giãn tầng sinh môn

Tùy vào mức độ tầng sinh môn sa nhiều hay ít mà sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau:

  • Mới đầu khối sa có kích thước nhỏ, không xuất hiện thường xuyên và chỉ xuất hiện khi vận động mạnh. Khi nằm khối sa tự đẩy lên hoặc tụt sâu vào trong âm đạo. Lâu dần khối sa càng lớn và không thể đẩy lên được.
  • Bụng dưới có cảm giác đau tức, vùng âm hộ cảm giác vướng víu. Điều này ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày cũng như quá trình làm việc của người bệnh.
  • Sa giãn tầng sinh môn gây són tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, tiểu buốt. Đã có nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện vì bí đái.
  • Vì sa tầng sinh môn kéo theo trực tràng nên sẽ khiến việc đại tiện gặp khó khăn. Bệnh nhân xuất hiện cảm giác mót rặn và tức ở hậu môn.
  • Chảy dịch và máu từ cổ tử cung do bị cọ sát hoặc viêm nhiễm.
  • Mặc dù sa giãn tầng sinh môn vẫn có khả năng mang thai nhưng tăng nguy cơ đẻ non, sảy thai.

Có thể bạn quan tâm:

Có nên thu hẹp tầng sinh môn không?

Thu hẹp tầng sinh môn bị sa giãn thường được thực hiện ở nhiều chị em sinh thường, bởi việc này là cần thiết cho em bé ra đời. Nhất là với những người bị viêm âm đạo hoặc mắc một số bệnh phụ khoa khiến tầng sinh môn kém linh hoạt hơn.

Xem ngay:  Tầng sinh môn là gì? Cấu tạo và vai trò của tầng sinh môn

sa gian tang sinh mon 2

Thu hẹp tầng sinh môn chỉ thực hiện được với những người sinh thường

Mục đích của việc thu hẹp tầng sinh môn là để:

  • Giúp tầng sinh môn không bị giãn quá mức.
  • Tái tạo lại vẻ đẹp thẩm mỹ của “cô bé”.
  • Âm đạo thu nhỏ và gọn gàng hơn.
  • Làm tăng chất lượng tình dục.
  • Nâng cao các chức năng sinh lý.
  • Tình trạng sẹo được cải thiện sau khi khâu lại tầng sinh môn.
  • Ngăn chặn sự lão hóa, cải thiện độ đàn hồi.
  • Phục hồi toàn diện sinh lý cơ vòng cho nữ giới.
  • Phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập gây hại.

Thu nhỏ tầng sinh môn nên thực hiện với đối tượng nào?

Không phải ai cũng thực hiện được thủ thuật thu nhỏ tầng sinh môn khi bị sa giãn. Tùy vào từng đối tượng mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể.

  • Người có thể thu nhỏ tầng sinh môn
  • Sa giãn tầng sinh môn do nhiều lần sinh đẻ.
  • Ống âm đạo bị rộng do quan hệ nhiều lần hoặc do bẩm sinh.
  • Vì sa tử cung khiến cấu trúc tầng sinh môn bị sai lệch.
  • Chấn thường hoặc gặp tai nạn ở vùng âm đạo.
  • Người không thể thu nhỏ tầng sinh môn
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người có tâm lý bất thường.
  • Bộ phận sinh dục bị nhiễm nấm.
  • Mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, lao…
Xem ngay:  Tiểu nhắt khi có thai – Nguyên nhân và cách xử lý

Các bước thực hiện thu nhỏ tầng sinh môn

Quá trình thu nhỏ tầng sinh môn sẽ diễn ra trong thời gian nhất định (khoảng 30 phút) với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân

Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho người bệnh theo trình tự như: xét nghiệm, thử độ phản ứng của thuốc, loại bỏ vấn đề bệnh lý. Nếu đạt yêu cầu sẽ được thực hiện phẫu thuật.

Bước 2: Gây tê

Bác sĩ tiêm một lượng thuốc tê vừa phải lên vùng tầng sinh môn để làm giảm bớt cảm giác đau đớn khi thực hiện. Vì đây chỉ là một thủ thuật nhỏ nên quá trình thực hiện diễn ra rất đơn giản.

Bước 3: Cắt bỏ phần da thừa

Tiếp đến, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên khoa cắt bỏ đi phần da thừa ở vùng âm đạo. Bác sĩ thao tác nhẹ nhàng và chuẩn xác để tránh làm tổn thương đến các vùng khác.

sa gian tang sinh mon 3

Thủ thuật thu hẹp tầng sinh môn sẽ diễn ra nhanh chóng không gây tổn thương đến vùng khác

Bước 4: Nối lại các cơ vòng âm đạo

Cuối cùng, bác sĩ nối lại các cơ vòng ở âm đạo với mục đích khiến ống âm đạo nhỏ và chặt hơn. Việc thực hiện thủ thuật thu nhỏ này sẽ giúp tầng sinh môn quay lại hình dáng như ban đầu.

Với những chia sẻ trên đây của phongkhamana về phẫu thuật sa giãn tầng sinh môn. Mặc dù thủ thuật này giúp bạn cải thiện tốt về chức năng sinh lý và mặt thẩm mỹ, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên bạn cần sáng suốt trong việc lựa chọn địa chỉ an toàn và uy tín để thực hiện.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở thăm khám uy tín, hãy đến với phòng khám Ana để được trải nghiệm các dịch vụ tuyệt vời như: Xét nghiệm Thinprep, Pap’s thường – Cổ điển, xét nghiệm Liquid Prep, xét nghiệm tiền sản

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA

– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM

– Hotline: 098 367 88 72

– Email: phongkhamana@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *