Trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm. Trong đó tiền sản giật là một chứng bệnh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Vậy tiền sản giật là gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Hãy cùng phongkhamana tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một biến chứng vì nhiễm độc thai nghén thường xảy ra vào sau tuần thai thứ 20. Tỷ lệ thai phụ mắc bệnh chiếm khoảng 5 – 8%.
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm với bà bầu
Bệnh xuất hiện vì mạch máu co thắt, nội mạch phù dày khiến hoạt động tưới máu tới các cơ quan bị giảm. Bệnh gặp nhiều ở những thai phụ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh basedow, bệnh thận…khiến cơ thể mẹ bị chảy máu, tổn thương gan và khiến suy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Nguyên nhân nào gây tiền sản giật?
Mặc dù cho đến hiện tại người ta vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây bệnh tiền sản giật là gì. Nhưng dựa vào một số yếu tố, họ có thể biết được lý do dẫn tới chứng bệnh này. Cụ thể:
- Thai phụ mắc chứng rối loạn khó đông máu, có tiền sử mắc các bệnh tự miễn, bệnh thận hay bệnh tiểu đường.
- Trong nhà có người thân từng bị tiền sản giật.
- Tăng cân, béo phì trong suốt thai kỳ.
- Thiếu máu cục bộ trong tử cung và nhau thai.
- Mang thai đôi, đa thai.
- Dinh dưỡng không đảm bảo.
- Mạch máu tổn thương.
Dấu hiệu của bệnh tiền sản giật
Mặt hoặc tay bị sưng
Trong suốt thai kỳ, khi cơ thể mẹ bầu có những dấu hiệu bị sưng ở tay hay xuang quanh mắt thì cần chú ý. Bởi có thể đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Nhưng nếu bị sưng ở các bộ phận khác thì đây chỉ là phản ứng bình thường khi mang thai, không có gì đáng lo.
Cân nặng tăng nhanh
Việc thai phụ tăng cân nhanh mất kiểm soát có thể là dấu hiệu bị tiền sản giật. Nếu cân nặng cơ thể tăng tới 5kg/tháng mà không tìm ra nguyên nhân, hãy lập tức đến bệnh viện để thăm khám.
Đau nhức đầu dài ngày
Nếu bất chợt có một cơn đau đầu tấn công và đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng vẫn không thuyên giảm. Đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện ngay.
Dấu hiệu của tiền sản giật là những cơn đau nhức đầu kéo dài
Tuy nhiên dấu hiệu này rất ít khi gặp phải trong thai kỳ, nếu có cũng chỉ bị nhẹ và không đáng kể.
Buồn nôn hoặc nôn mửa đột ngột
Sau 3 tháng thai nghén những vẫn còn buồn nôn hoặc có triệu chứng nôn mửa thì bạn cần chú ý. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể có khả năng bị tiền sản giật đấy.
Mất thị lực
Mất thị lực hoặc tầm nhìn bỗng nhiễn bị thay đổi là cảnh báo quan trọng bạn không thể bỏ qua. Nếu thai phụ bỗng nhiễn bị hoa mắt, mắt bị mờ và xuất hiện các đốm sáng, nên gọi người thân chở tới bệnh viện để kiểm tra.
Khó thở hoặc đau bụng trên
Nếu cảm thấy khó thở, tức ngực và có cảm giác đau bụng trên nhưng không rõ lý do. Nên đến cơ sở y tế ngay lập tức vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật thai kỳ.
Tham khảo thêm:
- Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai và cách phòng tránh
- Gel siêu âm có hại không? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì khi siêu âm
Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Tiền sản giật là gì? Điều trị với phương pháp nào? Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Trong đó:
Tiền sản giật nhẹ
- Có thể tiến hành theo dõi và điều trị ngoại trú bằng việc đo huyết áp ngày 2 lần.
- Nên nghỉ ngơi nhiều và hãy nằm nghiên về bên trái để tránh chèn ép thai nhi.
- Theo dõi sát sao mỗi tuần, nếu bệnh trở nặng cần phải nhập viện để điều trị.
- Trường hợp thai nhi đã đủ tháng, bác sĩ sẽ cho chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa.
- Mỗi ngày uống đủ 2 – 3 lít nước và ăn nhiều đạm, kiêng ăn mặn.
Theo dõi chỉ số huyết áp ngày 2 lần với người bị tiền sản giật nhẹ
Tiền sản giật nặng
Nhập viện luôn ngay từ đầu để theo dõi tích cực. Đo huyết áp ngày 4 lần, kiểm tra protein niệu và cân nặng mỗi ngày, tiến hành các xét nghiệm, siêu âm và theo dõi chỉ số tim thai…
Khi điều trị nội khoa
- Luôn nằm nghiêng bên trái và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp cao.
- Sử dụng thuốc an thần Diazepam dạng tiêm hoặc viên uống.
- Dùng Magnesium Sulfate.
- Chỉ dùng thuốc lợi tiểu khi bị thiểu niệu và phù phổi cấp.
- Dùng các thuốc có tác dụng làm tăng lượng máu, giãn động mạch.
Điều trị ngoại khoa và sản khoa
- Trường hợp tiền sản giật nặng, không thể sử dụng các phương pháp điều trị thì cần phải chấm dứt thai kỳ ở mọi tuổi thai. Trước đó cần làm ổn định tâm trạng của bệnh nhân trong khoảng 24 – 48 giờ.
- Có thể sinh con nếu điều kiện có thể đáp ứng. Mặt khác có thể mổ lấy thai hoặc nhanh chóng chấm dứt thai kỳ khi có chỉ định của sản khoa.
Trên đây là những chia sẻ của phongkhamana về chứng tiền sản giật là gì. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe thai kỳ.
Phòng khám sản phụ khoa Ana hiện là địa chỉ thăm khám uy tín của nhiều chị em. Với sự hỗ trợ của các bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm cùng trang thiết bị tiên tiến, cùng với các dịch vụ chất lượng như: siêu âm đầu dò âm đạo, đo độ mờ da gáy, siêu âm Doppler thai nhi,…Chắc chắn sẽ khiến mọi người hài lòng!
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com