Khám thai cực kỳ quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Những lần khám thai là những lần mẹ bầu có thể thấy rõ được sự phát triển của bé con. Đặc biệt, những lần khám thai còn giúp bác sĩ kiểm tra và dự đoán các bất thường gặp phải ở thai nhi để kịp thời điều chỉnh. Các chuyên gia y khoa đã đưa ra 9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nắm rõ.
Khám thai lần đầu
Khám thai lần đầu là mốc đầu tiên trong 9 mốc khám thai quan trọng. Mốc đầu tiên này không xác định thời gian cụ thể, nó chỉ được thực hiện khi mẹ nghi ngờ mình có thai. Nếu có các dấu hiệu mang thai, bạn nên đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất. Lần khám thai đầu tiên này chỉ đơn giản để xác định chắc chắn bạn có thai hay không. Nếu thực sự có thai thì thai đã được bao nhiêu tuần và bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Khám thai lần 2: từ 6 – 8 tuần
Khám thai lần này nhằm mục đích xác định lại chính xác bạn có thai hay không. Giai đoạn này đã có thể nghe tim thai. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tim, phôi thai phát triển có phù hợp với số tuần hay không. Bên cạnh đó còn kiểm tra lâm sàng cho mẹ như: cân nặng, huyết áp, thai nghén. Từ đó đưa ra kết luận và tiến hành các bước chăm sóc thai nhi và mẹ bầu.
Khám thai lần 3: từ 11 – 14 tuần
Đây là lần khám bắt buộc trong 9 mốc khám thai quan trọng cũng là yêu cầu thực hiện của việc quản lý thai sản . Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy để dự đoán các dị tật của thai nhi do nhiễm sắc thể gây ra. Qua đó tiến hành sàng lọc dị tật bẩm sinh. Bởi vì trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ và sau 14 tuần thì chất nhầy trên da gáy bị hấp thụ hết nên khám độ mờ da gáy giai đoạn này là thích hợp nhất. Bên cạnh đó, khám thai lần 3, mẹ bầu sẽ được làm thí nghiệm thí nghiệm Double Test tính toán nguy cơ bị Down, dị dạng tim, tứ chi của bé giai đoạn sớm.
Khám thai lần 4: từ 14 – 17 tuần
Khi thai nhi trong giai đoạn từ 14 – 17 tuần sẽ cho mẹ làm xét nghiệm sàng lọc Triple Test. Đây là xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ bầu để kiểm tra nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh. Xét nghiệm này hết sức quan trọng và cần được thực hiện nếu giai đoạn trước chưa làm thí nghiệm Double Test
Khám thai lần 5: từ 21 – 24 tuần
Trong 9 mốc khám thai quan trọng thì lần khám thứ 5 được coi là quan trọng nhất. Ở lần này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 4D để phát hiện những bất thường về hình thái của thai nhi như dị dạng trên cơ thể: cấu trúc các chi, cột sống, nội tạng. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn được xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra viêm gan B, HIV, nhóm máu, yếu tố RH. Những kiểm tra trên rất quan trọng để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị sớm.
Khám thai lần 6: từ 25 – 30 tuần
Giai đoạn này thai nhi phát triển khá ổn định. Sau những kiểm tra quan trọng tại lần khám thứ 5, lần khám này bạn chỉ cần đến kiểm tra những thay đổi của thai nhi. Khám thai lần 6 bao gồm các bước: đo nhịp tim, huyết áp, và kiểm tra các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kiểm tra thai máy 3 lần/ngày và bắt đầu ăn nhạt trước khi sinh.
Khám thai lần 7: từ 31 – 32 tuần
Lần khám thai thứ 7 này, mẹ bầu sẽ được tiêm mũi vắc xin phòng uốn ván thứ hai sau mũi thứ nhất ở lần khám thứ 5. Đây cũng là mốc cần thiết trong 9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nắm rõ. Ở thời điểm tuần 32, mẹ sẽ được siêu âm 4D để xác định lần cuối các dị tật, theo dõi động mạch và khám tổng quát cho mẹ. Cùng với đó, bác sĩ đưa ra các chuẩn đoán ngôi thai, đánh giá độ phát triển của thai nhi và đưa ra những dự đoán các trường hợp xảy ra trong ngày sinh
Khám thai lần 8: từ 35 – 36 tuần
Đây là lần khám thai bắt buộc để siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn. Tìm hiểu tình trạng sức khỏe của bé và những chuyển động của thai tương ứng với tim thai. Những kiểm tra trên nhằm xác định tình trạng của bé và đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất.
Khám thai lần 9: từ 36 tuần đến khi sinh
Từ tuần 36 trở đi, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám thai 1 lần/tuần. Đều này là hết sức cần thiết để phòng tất cả rủi ro xảy đến trước khi sinh. Trong lần này, bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra lời khuyên hữu ích cho mẹ khi sinh.Và bất cứ lúc nào cảm thấy đau bụng, ra máu cần liên hệ bác sĩ vì đó có thể là triệu chứng chuyển dạ
Trên đây là 9 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nắm vững. Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ để ca sinh diễn ra thành công nhé.
Phòng Khám Sản Phụ Khoa ANA
- Hotline: 098 367 88 72
- FANPAGE: PhongKhamSanPhuKhoaAna
- WEBSITE: https://phongkhamana.com/
- Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh