Bạn đang ở giai đoạn nào của thai kỳ? Bạn đã chuẩn bị danh sách “vàng” những điều tốt nhất cho bé yêu chưa? Đặc biệt là Top 10 thực phẩm tốt cho mẹ bầu khi gần sinh bạn đã biết chưa? Càng gần ngày bé yêu trào đời, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở mẹ bầu càng tăng lên rất nhiều, phải ăn thế nào cho đủ và đúng chuẩn Bộ Y tế? Nhà có mẹ bầu sắp sinh hãy xem ngay bài viết này nhé!
Gạo lứt
Bộ Y tế khuyên mẹ bầu nên dùng gạo lứt thay cho gạo trắng do thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt nhiều hơn:
- Gạo lứt cung cấp protein, vitamin B1, B2, vitamin E, acid folic, sắt, kẽm, phospho,…
- Gạo lứt giàu chất xơ giúp chống táo bón, giảm cholesterol xấu (LDL), giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu khi gần sinh. Đồng thời cũng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Trứng
Lòng đỏ trứng tập trung các dưỡng chất giàu dinh dưỡng như protein, canxi, phospho, sắt, chất khoáng, các vitamin B1, B6, A,D,K,… Mẹ bầu dùng trứng rất tốt cho sức khỏe khi gần sinh.
Trứng ngỗng hay trứng gà đều như nhau. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng trứng điều quan trọng là bạn dùng đúng cách, không ăn trứng khi chưa chín kỹ để tránh rối loạn tiêu hóa và nhiễm vi khuẩn gây hại cho cả mẹ và bé.
Mỗi tuần dùng 5 – 6 lòng đỏ trứng kết hợp với các món ăn khác là cách giúp mẹ bầu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần cho giai đoạn gần sinh.
Cá hồi
Cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp sẽ an toàn cho mẹ bầu gần sinh. Cá hồi giúp cung cấp acid béo amega – 3 tốt cho sự phát triển trí não và mắt của bé yêu trong bụng, đồng thời cũng cung cấp protein và vitamin nhóm B cho cơ thể mẹ.
Mỗi tuần bạn có thể dùng 300 – 400 g cá hồi. Lưu ý rằng mẹ bầu phải đảm bảo ăn chín uống sôi, đừng bao giờ ăn cá tái, hun khói hay cá làm shushi khi đang bầu bí!
Thịt nạc
Thịt nạc từ bò, gà, heo đều tốt cho mẹ bầu. Thịt nạc giàu sắt, các vitamin, ăn vào giúp bạn không bị thiếu máu, tránh được nguy cơ sinh non.
Thịt nạc là nguồn cung cấp năng lượng cho mẹ bầu sắp sinh bồi bổ cơ thể và chăm sóc bé yêu trong bụng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Top 10 thực phẩm nên kiêng trong tháng thứ 1 thai kỳ
- Top 10 dấu hiệu vô sinh cho cả nam và nữ: Biết sớm trị sớm!
Rau mồng tơi
Mẹ bầu nên ăn rau mồng tơi vì những lợi ích tuyệt vời mà loại rau quen thuộc này mang lại:
- Tăng sức đề kháng và chống viêm nhiễm do trong rau mồng tơi có vitamin C.
- Giúp mẹ bầu giữ cân nặng ổn định, thanh nhiệt, hạ cholesterol xấu.
- Chất xơ, chất nhầy, chất khoáng có trong rau mồng tơi giúp nhuận tràng, trị táo bón cho mẹ bầu.
- Ngoài ra, mồng tơi còn giúp phòng ngừa ung thư và làm đẹp da khi sử dụng.
- Những vi chất cần thiết cho mẹ bầu là sắt và acid folic cùng nhiều chất có ích như vitamin A, vitamin B3, saponin,… đều có trong rau mồng tơi.
Lưu ý nếu bạn đang bị tiêu chảy và có bệnh về thận thì không nên ăn rau mồng tơi nhé! Mẹ bầu có bệnh lý gì thì việc ăn uống đều nên có sự hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.
Rau khoai lang
Rau khoai lang được Bộ Y tế khuyến khích mẹ bầu sử dụng, ngay cả mẹ bầu bị bệnh tim mạch.
Thành phần trong rau khoai lang có nhiều chất xơ, vitamin B6,… giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu.
Ngoài ra, rau khoai lang còn giúp thanh nhiệt, vị ngọt, mát, mẹ bầu sử dụng sẽ giúp cơ thể được giải độc.
Các loại hạt, đậu
Mẹ bầu gần sinh dùng các loại hạt, đậu giúp cung cấp protein và chất béo lành mạnh cho cơ thể:
- Hạt hướng dương, quả ốc chó, hạnh nhân, hạt điều… giúp ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. Omega – 3 trong hạt giúp bé yêu phát triển trí não tốt hơn.
- Đậu nành, đậu xanh,… giàu chất xơ, chống táo bón. Các loại đậu chứa nhiều protein, chất béo, khoáng chất, canxi, sắt kẽm, beta caroten,…
- Mè đen được nhiều phụ nữ gần sinh nấu chè ăn do lợi ích giúp dễ sinh.
Mẹ bầu có thể dùng dầu nành, dầu điều, dầu mè, dầu hạnh nhân,… để chế biến món ăn cho thêm chất lượng.
Cam sành
Cam sành có tác dụng kích thích khẩu vị giúp mẹ bầu ăn ngon miệng, ngăn ngừa xuất huyết bên trong, tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu phòng chống cảm cúm. Mẹ bầu nếu bị ho có thể dùng cam để chữa bệnh.
Cam giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, điều hòa huyết áp và giải độc, lợi tiểu. Bạn nên uống sau ăn từ 1 – 2 tiếng và không uống vào buổi tối muộn.
Lưu ý khi mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay đang bị rối loạn tiêu hóa thì nên hạn chế hoặc dùng ít cam lại nhé!
Sữa ít béo
Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng cho mẹ bầu đồng thời cũng là thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu với tỷ lệ cân đối, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Bạn có thể chọn sữa tươi hoặc sữa bột dành cho phụ nữ có thai. Hãy chú ý hàm lượng canxi và các chất dinh dưỡng bổ sung. Tất cả các sản phẩm phải được chứng minh lâm sàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.
Các chế phẩm từ sữa
Sữa chua
Sữa chua có đầy đủ thành phần dinh dưỡng của sữa, ngoài ra còn có thêm vi khuẩn có ích giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Sữa chua có ít đường lactose, giúp mẹ bầu nào không dung nạp đường lactose cũng có thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Không nên ăn sữa chua lúc đói và lưu ý bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Phô mai
Là chế phẩm từ sữa, độ dinh dưỡng cao hơn, dễ hấp thu hơn sữa và sữa chua.
Mẹ bầu có thể ăn phô mai trực tiếp hoặc chế biến nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị như cá hồi sốt phô mai, phô mai chiên trứng, súp rau củ phô mai.
Dùng sữa và chế phẩm từ sữa bao nhiêu là đủ?
Khẩu phần bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể như sau:
1 đơn vị ăn = 15 g phô mai (1 miếng phô mai) = 100 g sữa chua (1 hộp sữa chua) = 100 ml sữa dạng lỏng.
Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), cụ thể là:
- 2 ly sữa dạng lỏng (200 ml sữa dạng lỏng).
- 2 hộp sữa chua (200 ml sữa chua).
- 2 miếng phô mai (30 g phô mai).
Tỷ lệ sữa dạng lỏng, sữa chua, phô mai có thể thay đổi tùy sở thích của mẹ bầu miễn sao bạn đảm bảo đủ 6 đơn vị ăn. Bạn nên chọn sản phẩm chứa ít béo, ít đường hoặc không đường.
Sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu không hoàn toàn giống nhau, và bất cứ thực phẩm nào dù tốt nhưng khi dùng nhiều quá sẽ trở thành không tốt.
Mẹ bầu hãy tham khảo tháp dinh dưỡng do các chuyên gia hướng dẫn để giữ khẩu phần ăn khoa học, hợp lý, nhất là khi gần sinh.
Hi vọng thông tin trong bài viết của Phòng Khám Ana sẽ giúp mẹ bầu có thêm những thực phẩm phù hợp để bổ sung cho chế độ ăn gần ngày sinh thêm chất lượng. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!