Khóa phụ khoa dường như vẫn để lại nhiều e ngại cho chị em phụ nữ. Cảm giác lo sợ, bất an khi người khác kiểm tra vùng tư mật cứ bám lấy bạn. Đi khám lần đầu chị em băn khoăn không biết sẽ kiểm tra những gì. Hôm nay ANA sẽ mách nhỏ các bước khám phụ khoa cơ bản để chị em chuẩn bị tốt tinh thần trước khi đi khám nhé.
Trước khi bước vào các bước khám phụ khoa cơ bản, bác sĩ sẽ có một cuộc trò chuyện ngắn để giải tỏa tâm lý cho chị em. Điều này rất quan trọng không những tạo tinh thần thoải mái cho bệnh nhân mà còn thu thập những thông tin cần thiết về bệnh lý. Bởi vậy, chị em nên thành thật khi nói chuyện với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và các triệu chứng mình mắc phải.
Bước 1: Kiểm tra tổng quát bên ngoài
Sau khi trò chuyện thăm dò tình hình của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát bên ngoài âm đạo. Kiểm tra tình hình viêm nhiễm của âm đạo xem có nổi mẩn ngứa, nổi mụn, sưng tấy, nấu mủ không. Tiếp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng khí hư xem có gì bất thường không. Bệnh nhân có bị nhiễm các bệnh ngoài da như lậu, giang mai, sùi mào gà không.
Bước 2: Thăm dò bằng mỏ vịt
Đây được coi là bước quan trọng nhất trong các bước khám phụ khoa cơ bản. Bác sĩ sẽ dùng một cái mỏ vịt nhỏ đã được bôi trơn đưa vào sâu trong âm đạo. Chiếc mỏ vịt sẽ kiểm tra mọi ngóc ngách trong âm đạo tìm ra triệu chứng bất thường. Phương pháp này có thể kiểm tra sâu trong cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và đưa ra đoán định ban đầu về bệnh trạng. Nếu có nghi ngờ nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào đem đi xét nghiệm PAP để cho ra kết quả chính xác.
Nghe thì có vẻ rợn và cảm giác đau khi khám bằng mỏ vịt. Nhưng bạn yên tâm phương pháp này không gây đau mà chỉ có chút khó chịu khi mới đưa mỏ vịt vào âm đạo thôi. Tuy nhiên, khi lấy tế bào thì có chút đau nên bác sĩ sẽ bôi thuốc giảm đau trước.
Bước 3: Khám cơ quan sinh dục bằng tay
Khám phụ khoa bằng tay nhằm tìm hiểu chính xác kích thước và vị trí của tử cung. Khi khám bác sĩ sẽ đeo bao tay và dùng thuốc bôi trơn nên không gây đau cho bệnh nhân. Để 2 ngón tay đi sâu vào trong âm đạo, tay còn lại bác sĩ sẽ ấn lên bụng bệnh nhân. Nếu cảm thấy đau bụng dưới khi ấn thì có khả năng bạn đang bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bác sĩ kiểm tra ống dẫn trứng, buồng trứng xem có dị thường gì không. Kiểm tra các khối u trong cơ quan sinh dục nếu có và đưa ra các phán đoán ban đầu. Tuy hơi gây e ngại cho chị em nhưng đây là một trong các bước khám phụ khoa không thể bỏ qua.
Bước 4: Kiểm tra hậu môn và trực tràng
Kiểm tra trực tràng là bước cuối trong các bước khám phụ khoa cơ bản mà chị em nên biết. Sở dĩ kiểm tra hậu môn và trực tràng là để kiểm tra cơ nối giữa âm đạo và hậu môn. Xác định xem có khối u nào nằm sau tử cung không để đưa ra phán đoán và phương hướng điều trị
Bên cạnh đó, để kết quả khám phụ khoa chính xác hơn, chị em sẽ được cho làm một vài xét nghiệm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch âm đạo…. Những xét nghiệm này sẽ nhanh có và cho kết quả chính xác sau những chuẩn đoán ban đầu.
Nếu có triệu chứng của bệnh phụ khoa bác sĩ sẽ đưa lịch tái khám và kê đơn thuốc điều trị cho chị em.
Trên đây là tổng hợp các bước khám phụ khoa cơ bản mà chị em nên nằm lòng để thuận lợi trong lần khám đầu tiên. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất, chị em nên liên hệ phòng khám sản phụ khoa ANA để đặt lịch khám. Chúng tôi luôn lắng nghe và tận tình hỗ trợ chị em trong sức khỏe sinh sản.
Phòng Khám Sản Phụ Khoa ANA
- Hotline: 098 367 88 72
- FANPAGE: PhongKhamSanPhuKhoaAna
- WEBSITE: https://phongkhamana.com/
- Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cách dùng bao cao su đúng cách cho nam giới và nữ giới
- Sau khi chị em quan hệ xong rửa nước có mang thai được không?
- Khám phụ khoa với người chưa lập gia đình cần kiểm tra những gì
- Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Viêm Cổ Tử Cung Mãn Tính
- Địa chỉ phòng khám thai uy tín ở Củ Chi mẹ bầu cần ghi nhớ