Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt “chuẩn” hướng dẫn của Bộ Y tế

Bạn và người chung chăn gối không thích dùng các biện pháp tránh thai? Hay do cơ địa bạn không thể thích ứng được với thuốc tránh thai hoặc bất cứ dụng cụ tránh thai nào khác? Đừng lo lắng nữa và hãy xem ngay cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt trong bài viết này! Tất tần tật thông tin từ A đến Z về tránh thai theo vòng kinh sẽ được gửi đến bạn một cách dễ hiểu, dễ áp dụng nhất! Cùng xem nhé!

Khái niệm về cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt và sự thụ thai liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là một số khái niệm bạn cần biết về biện pháp tránh thai này:

Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên)

Theo hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế:

  • Biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên) là những biện pháp tránh thai không cần dùng dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh.
  • Đây là những biện pháp tránh thai tạm thời và ít hiệu quả hơn các biện pháp khác, bao gồm: Biện pháp tính theo vòng kinh, biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo.
Biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên) là những biện pháp tránh thai không cần dùng dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh.
Biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên) là những biện pháp tránh thai không cần dùng dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản thụ tinh.

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt còn được gọi là biện pháp tránh thai tính theo vòng kinh.

Đây là một trong các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên) dành cho những bạn chưa muốn sinh con.

Dựa vào nguyên tắc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để ngừa thai, có một số các phương pháp cụ thể như sau:

  • Phương pháp đo thân nhiệt.
  • Phương pháp dùng lịch tính vòng kinh (theo dõi ngày trứng rụng).
  • Phương pháp xem chất nhầy cổ tử cung (theo dõi niêm dịch),…

Bài viết này sẽ gửi đến bạn cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt bằng phương pháp dùng lịch tính vòng kinh (theo dõi ngày trứng rụng).

tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt còn được gọi là biện pháp tránh thai tính theo vòng kinh.
tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt còn được gọi là biện pháp tránh thai tính theo vòng kinh.

Hãy cùng xem để hiểu rõ hơn, chủ động hơn trong việc kế hoạch hóa gia đình. Nhờ đó hạn chế việc có thai ngoài ý muốn để rồi phải lựa chọn đình chỉ thai nghén bạn nhé!

Khi nào có thể dùng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt?

Tất cả các bạn nữ đã quan hệ tình dục và chưa muốn có con đều có thể áp dụng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Lưu ý quan trọng là biện pháp này chỉ hiệu quả khi bạn có kinh nguyệt bình thường, ổn định. Cụ thể như sau:

  • Tuổi bắt đầu có kinh: từ 11 – 18 tuổi.
  • Vòng kinh từ 22 – 35 ngày, trung bình là 28 – 30 ngày.
  • Thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày.
  • Lượng máu kinh: thay 3 – 5 lần băng vệ sinh mỗi ngày.
  • Máu kinh màu đỏ tươi, không đông, có mùi hơi nồng, không tanh.
Xem ngay:  Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Viêm Cổ Tử Cung Mãn Tính
Tất cả các bạn nữ đã quan hệ tình dục và chưa muốn có con đều có thể áp dụng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.
Tất cả các bạn nữ đã quan hệ tình dục và chưa muốn có con đều có thể áp dụng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Khi kinh nguyệt của bạn không bình thường (còn gọi là rối loạn kinh nguyệt), bạn cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu áp dụng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Khi nào không nên dùng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt?

Tránh thai theo vòng kinh không có chống chỉ định tuyệt đối, bất cứ ai chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng.

Tuy nhiên, khi bạn có một trong những yếu tố sau bạn sẽ cần cân nhắc chọn cách tránh thai khác để đảm bảo hiệu quả ngừa thai:

  • Khi bạn đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh. Cần đợi đến khi bạn có ít nhất 3 chu kỳ kinh đều.
  • Chu kỳ kinh của bạn không đều hoặc ra máu âm đạo bất thường, bao gồm cả thời kỳ mới dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Khi bạn đang sử dụng những loại thuốc có thể làm chậm phóng noãn (rụng trứng), ví dụ như: Thuốc an thần (trừ benzodiazepin), thuốc chống trầm cảm, sử dụng kháng sinh kéo dài, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài.

Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn miễn phí và điều trị bệnh lý gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nếu có.

Tránh thai theo vòng kinh không có chống chỉ định tuyệt đối, bất cứ ai chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng.
Tránh thai theo vòng kinh không có chống chỉ định tuyệt đối, bất cứ ai chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng.

Sau khi sức khỏe của bạn trở lại bình thường và kinh nguyệt ổn định, bạn có thể xem xét sử dụng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt “chuẩn” nhất

Sau đây là nguyên tắc chung và hướng dẫn cụ thể phương pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt, xem xong bạn sẽ thấy cách tính “ngày an toàn” không quá khó đâu:

Nguyên tắc chung

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn được tính từ ngày bạn bắt đầu thấy hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo của tháng này (ngày số 1) đến ngày ra máu tiếp theo của tháng sau.

Căn cứ vào số ngày mỗi vòng kinh của bạn, bạn sẽ tính được ngày dự kiến sẽ có kinh lần sau.

Từ ngày dự kiến có kinh lùi lại 14 ngày là ngày có thể phóng noãn trong vòng kinh (ngày trứng rụng).

Trong vòng 5 ngày trước và 4 ngày sau khi trứng rụng là những ngày không an toàn, cần kiêng giao hợp hoặc nếu giao hợp thì cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sau đây là một số ví dụ cụ thể về cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt do Bộ Y tế hướng dẫn để bạn tham khảo. Xem xong bạn sẽ biết cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt của chính mình:

Xem ngay:  Phá thai bằng thuốc và tất cả những điều chị em cần phải biết

Chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày

Sau đây là cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày:

  • Ngày dự tính có kinh: ngày 26 của vòng kinh.
  • Ngày dự kiến có thể phóng noãn (trứng rụng): ngày 26 – 14 ngày = ngày 12 của vòng kinh.
  • Những ngày không an toàn nằm trong khoảng: từ ngày 7 đến ngày 16 của vòng kinh. (Ngày 12 – 5 ngày = ngày 7 của vòng kinh. Ngày 12 + 4 ngày = ngày 16 của vòng kinh).

Như vậy, đối với những bạn có chu kỳ 26 ngày:

  • Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 7 của vòng kinh là những ngày ít an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 16 của vòng kinh là những ngày không an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 16 đến ngày 26 của vòng kinh là những ngày an toàn.

Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày

Sau đây là cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày:

  • Ngày dự tính có kinh: ngày 28 của vòng kinh.
  • Ngày dự kiến có thể phóng noãn (trứng rụng): ngày 28 – 14 ngày = ngày 14 của vòng kinh.
  • Những ngày không an toàn nằm trong khoảng: từ ngày 9 đến ngày 18 của vòng kinh. (Ngày 14 – 5 ngày = ngày 9 của vòng kinh. Ngày 14 + 4 ngày = ngày 18 của vòng kinh).
Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày

Như vậy, đối với những bạn có chu kỳ 28 ngày:

  • Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 9 của vòng kinh là những ngày ít an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 9 đến ngày 18 của vòng kinh là những ngày không an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 18 đến ngày 28 của vòng kinh là những ngày an toàn.

Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Sau đây là cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày:

  • Ngày dự tính có kinh: ngày 30 của vòng kinh.
  • Ngày dự kiến có thể phóng noãn (trứng rụng): ngày 30 – 14 ngày = ngày 16 của vòng kinh.
  • Những ngày không an toàn nằm trong khoảng: từ ngày 11 đến ngày 20 của vòng kinh. (Ngày 16 – 5 ngày = ngày 11 của vòng kinh. Ngày 16 + 4 ngày = ngày 20 của vòng kinh).
Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Như vậy, đối với những bạn có chu kỳ 30 ngày:

  • Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 11 của vòng kinh là những ngày ít an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 11 đến ngày 20 của vòng kinh là những ngày không an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 30 của vòng kinh là những ngày an toàn.

Chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Sau đây là cách tính ngày rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày:

  • Ngày dự tính có kinh: ngày 32 của vòng kinh.
  • Ngày dự kiến có thể phóng noãn (trứng rụng): ngày 32 – 14 ngày = ngày 18 của vòng kinh.
  • Những ngày không an toàn nằm trong khoảng: từ ngày 13 đến ngày 22 của vòng kinh. (Ngày 18 – 5 ngày = ngày 13 của vòng kinh. Ngày 18 + 4 ngày = ngày 22 của vòng kinh).
Xem ngay:  Giải đáp 6 thắc mắc về nước ối cho mẹ bầu

Như vậy, đối với những bạn có chu kỳ 32 ngày:

  • Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 13 của vòng kinh là những ngày ít an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 13 đến ngày 22 của vòng kinh là những ngày không an toàn.
  • Khoảng thời gian từ ngày 22 đến ngày 32 của vòng kinh là những ngày an toàn.

Đặc điểm của cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có những đặc điểm sau:

  • Giai đoạn ít an toàn (trước khi rụng trứng) hiệu quả tránh thai không cao do có thể có hiện tượng trứng rụng sớm và tinh trùng có thể sống được quá lâu.
  • Hiệu quả thấp đối với phụ nữ có vòng kinh không đều.
  • Chỉ nên giao hợp tự do vào khoảng một tuần trước kỳ kinh sau.

Những lưu ý khi tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn có khả năng sử dụng một biện pháp tránh thai khác hiệu quả hơn, bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn sử dụng cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Lý do là vì:

  • Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt sẽ khó khăn khi vòng kinh của bạn không đều hoặc bạn và bạn đời không cùng hợp tác.
  • Những nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và bệnh HIV/AIDS không thể phòng tránh được bằng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hiệu quả của phương pháp tránh thai theo vòng kinh không cao, bạn sẽ cần sử dụng phối hợp các biện pháp tránh thai với nhau hoặc phối hợp với các biện pháp tránh thai hỗ trợ để nâng cao hiệu quả.
  • Bạn cần được tư vấn thêm thông tin về các biện pháp tránh thai khẩn cấp để phòng khi áp dụng biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt thất bại.
lưu ý khi tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt
lưu ý khi tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Lời khuyên

Không có biện pháp tránh thai nào có tỉ lệ thành công 100% trừ khi bạn triệt sản hoặc kiêng luôn không quan hệ tình dục. Hiệu quả của bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng sinh lý riêng của từng người. Đặc biệt là đối với biện pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt, việc tuân thủ nghiêm túc lịch tính là cần thiết để đạt được hiệu quả ngừa thai.Không có biện pháp tránh thai nào có tỉ lệ thành công 100%

Không có biện pháp tránh thai nào có tỉ lệ thành công 100%Hãy nhớ là bạn có thể có thai mặc dù có sử dụng biện pháp ngừa thai. Do vậy, trong trường hợp cảm thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào hãy đến khám bác sĩ ngay. Bạn có mười quyền cơ bản khi đến các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn tư vấn kế hoạch hóa gia đình, đó là:

  • Quyền được thông tin.
  • Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin.
  • Quyền tự do chọn lựa biện pháp tránh thai và từ chối hoặc chấm dứt biện pháp tránh thai.
  • Quyền được nhận dịch vụ an toàn.
  • Quyền được đảm bảo bí mật.
  • Quyền được đảm bảo kín đáo.
  • Quyền được thoải mái khi tiếp nhận dịch vụ.
  • Quyền được tôn trọng.
  • Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ.
  • Quyền được bày tỏ ý kiến.

Hi vọng thông tin được cung cấp trong bài viết này của Phòng Khám Ana sẽ giúp bạn nắm rõ cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Chúc bạn luôn trẻ, khỏe, bình an và hạnh phúc bên người yêu, người chồng của mình nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *