Trong quá trình mang thai không phải chị em nào cũng hiểu được tầm quan trọng của quản lý thai, nhất là các chị em mang thai lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Để giúp chị em có kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của quản lý thai như thế nào, bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin sau:
Quản lý thai là khi các chị em mang bầu đăng ký quản lý thai tại các cơ sở y tế nào đó, sẽ được nhân viên y tế quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo quá trình thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và bé.
Đăng ký quản lý thai nghén
Khi mới đầu phát hiện mang thai, thai phụ nên tiến hành đăng ký quản lý thai. Thai phụ sẽ được lập hồ sơ quản lý thai, theo dõi, đánh giá tình trạng thai để lập kế hoạch chăm sóc và hướng dẫn cho sản phụ biết cách chăm sóc bản thân.
Trong quá trình thai nghén mẹ bầu sẽ được tiến hành khám thai ở những mốc quan trọng của thai kì, nhằm theo dõi, kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi có diễn ra bình thường không hay xuất hiện các dấu hiệu bất thường để bác sĩ sẽ kịp thời xử lý. Những thông tin về quá trình mang thai của mẹ bầu sẽ được lưu giữ tại nơi bạn đăng ký quản lý thai.
Nhờ nắm được quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ mà bác sĩ đưa ra những biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp và an toàn, giúp tránh được những tai biến nguy hiểm cho thai phụ và em bé.
Thai phụ được quản lý thai nghén như thế nào?
Khi đăng ký quản lý thai bạn sẽ được khám thai ít nhất là 3 lần, tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp có dấu hiệu bất thường ở cả mẹ và con, sẽ được bác sĩ chỉ định số lần và thời gian khám.
Lần khám thai đầu tiên (dưới 12 tuần)
Trong 3 tháng đầu sẽ xác định có thai hay không, nếu có thai sẽ được khám toàn thân (đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, niêm mạc, vú và các dấu hiệu như có phù nề,…) và khám sản khoa nếu sản phụ ra huyết, đau bụng. Thai phụ được cung cấp viên sắt và thuốc chống sốt rét. Các vấn đề tiền sử bệnh, dấu hiệu thai nghén hay biểu hiện bất thường sẽ được bác sĩ để ý. Lần khám đầu tiên này sẽ chuẩn đoán thai nghén và lập hồ sơ quản lý thai, hướng dẫn chế độ ăn uống cho thai phụ và vệ sinh thai nghén đúng cách.
Lần khám thứ hai (từ 13 – 27 tuần)
Ba tháng giữa, mẹ bầu sẽ được kiểm tra, theo dõi xem thai có phát triển bình thường không, nếu thấy dấu hiệu bất thường ở cả mẹ và bé sẽ được các bác sĩ kịp thời xử lý. Đồng thời thai phụ sẽ được đo huyết áp, mạch, dấu hiệu phù nề, màu da, tình trạng vú, thử nước tiểu, làm tripletest ,… Trong trường hợp nếu được chỉ định của bác sĩ sẽ khám xem kích thước và bề cao của tử cung, kiểm tra tim thai. Thời điểm này, thai phụ chỉ định tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa uốn ván rốn (VAT), mỗi mũi các nhau 1 tháng trở lên. Các dấu hiệu độ lớn của bụng, lần máy đầu tiên và sự bất thường ở cơ thể mẹ như ra máu âm đạo sẽ được theo dõi kỹ càng.
Lần khám thai thứ ba (từ 28 – 40 tuần)
Được khám Trong 3 tháng cuối, xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không. Thai phụ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không, dự kiến ngày sinh và tiêm mũi uốn ván thứ hai. Đồng thời, hướng dẫn cho sản phụ về các dấu hiệu chuyển dạ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ mới chỉ định các biện khám sản khoa sâu. Trường hợp thai nghén có nguy cơ cao, bác sĩ Phòng Khám Sản Phụ Khoa sẽ có yêu cầu nhập viện sớm và sinh đẻ ở cơ sở có khả năng phẫu thuật
Phòng Khám Sản Phụ Khoa ANA
- Hotline : 098 367 88 72
- FANPAGE: PhongKhamSanPhuKhoaAna
- WEBSITE: https://phongkhamana.com/
- Địa chỉ: : 246 tỉnh lộ 8 Thị Trấn Củ Chi Huyện Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh